By: lediemquynh
Comments: 0
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu thông qua khả năng hấp thụ carbon gấp năm lần so với rừng mưa nhiệt đới và bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách cung cấp môi trường sống tự nhiên cho các loài thủy sinh. Tuy nhiên, do sự phát triển nóng của các điểm du lịch và sự phát triển của các trang trại nuôi tôm, hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn đang biến mất.
Ngày 5 – 6/09/2023 đại diện IUCN đã được mời tham gia hội thảo “KHỞI NGUỒN CHO SỰ PHỤC HỒI: PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” do doanh nghiệp xã hội Manglub tổ chức đã diễn ra tại TP Trà Vinh. Manglub cũng là thành viên của dự án VB4E do IUCN điều phối. Hội thảo trình bày về một số chính sách môi trường và khủng hoảng khí hậu của Việt Nam;chia sẻ chiến lược khôi phục rừng ngập mặn ở tỉnh Trà Vinh; hình thức khôi phục rừng ngập mặn của các công ty nhằm thảo luận các giải pháp khắc phục khủng hoảng khí hậu. Hội thảo được tổ chức bởi doanh nghiệp xã hội Manglub – thành viên mở rộng của Liên minh VB4E do IUCN điều phối.
Từ năm 2018 Manglub bắt đầu nhận tài trợ từ tập đoàn dầu mỏ và năng lượng thay thế SK (Hàn Quốc) thông qua công ty SK Innovation và SK Earthon. Tính đến nay Manglub đã trồng 727,000 cây ngập mặn gồm “đước” và “bần chua” trên diện tích 193 ha tại hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Ngoài ra trong khuôn khổ chương trình “Seeds for Sea” đại diện SK innovation đã trao tặng 2,000 cây giống gõ nước cho địa phương.
Là một tổ chức hoạt động lâu năm trong lĩnh vực bảo tồn đất ngập nước, IUCN đã và đang hỗ trợ các sáng kiến phục hồi rừng ngập mặn như một giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) bởiừng ngập mặn có khả năng hấp thụ CO2, giữ lại trầm tích, bù đắp mực nước biển dâng và bảo vệ trước thiên tai. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn cung cấp đa dạng sinh học và nguồn sống dồi dào cho các cộng đồng ven biển.