By: lediemquynh
Comments: 0
Cuộc thi nhảy duet trên TikTok cùng chị Nguyệt thảo mai (diễn viên Hà Hương) là một trong những hoạt động của Chiến dịch truyền thông trực tuyến “Chung tay giảm chất thải nhựa” do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) chủ trì thực hiện trong khuôn khổ Dự án thí điểm “Sáng kiến thành lập Liên minh siêu thị nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ túi ni-lông dùng một lần tại Việt Nam” (Dự án PLASTIC ALLIANCE).
Đây là một sáng kiến thuộc Dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” do Liên minh Châu Âu (EU) và Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ và do Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp (Expertise France) triển khai tại Việt Nam nhằm mục đích thúc đẩy sử dụng túi thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni-lông dùng một lần ra môi trường.
Chiến dịch nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của các Đối tác bao gồm: Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường (VB4E), Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), Tổ chức quốc tế Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Đại sứ quán Hà Lan, Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) và Touch Media.
Sau hơn 1 tháng tổ chức, cuộc thi nhận được nhiều sự ủng hộ và có 34 bài dự thi được gửi đến với từ nhiều đối tượng, lứa tuổi tham gia. Ban Giám khảo bao gồm Bà Kim Thị Thúy Ngọc – ISPONRE, Hoa hậu Thân thiện Dương Thùy Linh, Bà Nguyễn Thùy Anh – IUCN đã có buổi trao đổi, thảo luận sôi nổi để lựa chọn ra những clip xuất sắc nhất.
Cuộc thi đã trao giải cho 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải clip được yêu thích nhất, 01 giải thí sinh nhỏ tuổi nhất và 20 giải khuyết khích. Chi tiết giải thưởng như sau:
Giải nhất: Tiểu Màn Thầu (tieumanthauuuu.111)
https://www.tiktok.com/@tieu…/video/7028922237696609563…
Giải nhì: vtha (ha_182425)
https://www.tiktok.com/@ha…/video/7032555119182957850…
Giải ba: Nhím_LinhNhi2017 (nhim_linhnhi2017)
https://www.tiktok.com/@nhim…/video/7032158986220621082…
Giải clip được yêu thích nhất: lananhphung85 (lananhphung85)
Giải thí sinh nhỏ tuổi nhất: hoahongtran1 (Hoa Hong Tran92)
Nhờ việc lựa chọn TikTok, mạng xã hội hiện đại, gần gũi, làm kênh truyền thông, cuộc thi đã diễn ra thành công, truyền tải thông điệp “Đi mua sắm không dùng túi ni-lông” tới cộng đồng.
By: lediemquynh
Comments: 0
Với mục đích thúc đẩy truyền thông nhằm giảm thiểu sử dụng túi ni-lông dùng một lần tại các siêu thi/nhà bán lẻ, ngày 26/11/2021, Viện chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường ISPONRE phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) và các nhà bán lẻ tổ chức cuộc họp tham vấn các doanh nghiệp về “Kế hoạch truyền thông của Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi ni-lông”.
Hiện tại đã có 15 doanh nghiệp ký cam kết tham gia Liên minh chuỗi các siêu thị và nhà bán lẻ giảm sản phẩm nhựa dùng một lần do ISPONRE và Sở Công Thương Hà Nội phối hợp thực hiện. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” do Liên minh châu Âu cùng với Bộ phát triển và Hợp tác kinh tế Liên bang Đức tài trợ. Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp – Expertise France là đơn vị triển khai dự án này tại Việt Nam.
Cuộc họp được tổ chức với sự tham gia của các đại biểu bao gồm đại diện Sở Công Thương Hà Nội. IUCN, ISPONRE, VB4E, Quỹ vì Tầm vóc Việt, WWF và 15 nhà bán lẻ như AEON, Mega Market, An Nam, TH Truemart, Lock & Lock, Lotte, Big C, the Bodyshop, Coopermart… và các bên liên quan khác.
Mục đích chính của cuộc họp là thảo luận về Kế hoạch truyền thông của dự án và đề xuất các hoạt động truyền thông triển khai trong năm 2021&2022 và kế hoạch phối hợp thực hiện giữa các thành viên trong Liên minh và các đối tác.
Hiện nay đã có 3 đơn vị trong Liên minh tiên phong đi đầu trong việc giảm sử dụng túi ni-lông, đó là chi nhánh tại Hà Nội của tập đoàn Decathlon, chuỗi siêu thị MM Mega Market, và Siêu thị Annam Gourmet Market. Tuy nhiên, nỗ lực này còn gặp nhiều trở ngại xuất phát từ nhận thức của khách hành, sự thiếu đồng nhất trong chính sách và chiến lược truyền thông giữa các đơn vị bán lẻ, cũng như thiếu nguồn hỗ trợ. Các đơn vị bán lẻ khác cũng nêu lên những khó khăn trong việc thực hiện giảm túi ni-lông dùng một lần, bao gồm việc cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và môi trường, giá thành túi tái sử dụng còn cao.
Trước những khó khăn này, các đơn vị tham gia đã đóng góp nhiều đề xuất thiết thực: nên xây dựng một thông điệp truyền thông thống nhất của Dự án mà các siêu thị đều có thể sử dụng, tạo ra một thông điệp xuyên suốt; tăng cường tuyên truyền tại các kên truyền thông hiện đại, phi truyền thống; sản xuất các video tuyên truyền về tác hại của rác thải nhữa kết hợp dùng túi môi trường; đưa ra các giải pháp giúp khách hàng không cảm thấy bị ép buộc; kết nối với các Hiệp hội, đơn vị sản xuất tại Hà Nội thúc đẩy truyền thông;… Bên cạnh đó, việc xây dựng lộ trình từng bước, đưa ra những chỉ số đo lường chính xác, trợ giá túi tái sử dụng sẽ giúp quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi hơn.
Đại diện Quỹ Vì tầm vóc Việt đồng thời chia sẻ mục tiêu về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Quỹ sẵn sàng phối hợp với các nhà bán lẻ thiết kế, xây dựng các hoạt động truyền thông như triển lãm hay các cuộc thi tuyên truyền về ô nhiễm rác thải nhựa.
Trong thời gian tới, VB4E sẽ phối hợp với ISPONRE và Quỹ Vì Tầm vóc Việt tiếp tục hợp tác cùng Liên minh các nhà bán lẻ và hỗ trợ thực hiện các hoạt động truyền thông với các siêu thị, nhà bán lẻ nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng trong việc giảm sử dụng túi ni-lông dùng một lần khi đi mua sắm.
By: lediemquynh
Comments: 0
Quỹ Đối tác các Hệ Sinh thái Trọng yếu (CEPF) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) bắt đầu nhận Thư Đề xuất Tài trợ (LoI) từ các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng, các tổ chức của người dân tộc thiểu số, các nhóm phụ nữ, các công ty tư nhân và các nhóm dân sự khác cho các dự án nhắm bảo tồn đa dạng sinh học tại Điểm nóng Indo-Burma và đáp ứng các tiêu chí mà đợt kêu gọi đề xuất này đưa ra.
CEPF sẽ nhận đề xuất dự án từ cả các đơn vị đã từng nhận đầu tư CEPF cũng như các tổ chức chưa từng làm việc với CEPF trước đây. Các định hướng chiến lược phù hợp với lần kêu gọi đề xuất này bao gồm: (1) Trao quyền cho các cộng đồng địa phương tham gia vào bảo tồn và quản lý các khu ưu tiên; (2) Nâng cao năng lực cho các tổ chức dân sự hoạt động trong lĩnh vực đa dạng sinh học, cộng đồng và sinh kế ở cấp khu vực, quốc gia, vùng miền và địa phương.
Vui lòng nộp đề xuất nếu phù hợp hoặc chia sẻ trong mạng lưới của quý vị:
By: lediemquynh
Comments: 0
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2021: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN Việt Nam) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA) và Nhóm tư vấn Chính sách và Luật về môi trường e-Policy (e-Policy) tổ chức Toạ đàm “Thúc đẩy thực hiện Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất nhằm hỗ trợ phát triển Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”.
Mục đích của buổi tọa đàm nhằm thảo luận và làm rõ hơn một số nội dung còn nhiều quan điểm khác biệt liên quan đến cơ chế EPR trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đang được trình Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, ngày 22/09/2021, Liên minh Không rác Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (GreenHub), nhóm Nghiên cứu e-Policy cùng gần 30 tổ chức và cá nhân đã gửi Thư Kiến Nghị tới Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đề nghị không lùi thời điểm thực hiện EPR ở Việt Nam, tăng tỷ lệ tái chế bắt buộc, tăng và minh bạch mức đóng góp tài chính để đảm bảo thực hiện các chiến lược môi trường quốc gia; quy định rõ vai trò của các tổ chức xã hội và Hội bảo vệ người tiêu dùng trong cơ chế EPR và đảm bảo nguồn đóng góp tài chính từ EPR phải được chi trực tiếp cho tái chế, xử lý chất thải, cụ thể là tăng cường hỗ trợ địa phương xử lý chất thải.
Phản hồi lại Thư Kiến nghị, ngày 11/10/2021, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc Hội đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và cân nhắc các khuyến nghị và nêu rõ việc không lùi thời điểm áp dụng đối với trách nhiệm tái chế theo Điều 55 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các bên liên quan và công chúng trước khi phê duyệt Dự thảo Nghị định, Ban tổ chức tổ chức buổi toạ đàm nhằm chia sẻ thêm thông tin để các bên có góc nhìn đa chiều hơn đối với các quan điểm, nhận định còn khác biệt về hệ thống EPR.
Các chủ đề chính thảo luận trong tọa đàm gồm tỷ lệ tái chế bắt buộc, văn phòng EPR và Hội đồng EPR, quản lý và sử dụng nguồn thu vào Quỹ Bảo vệ Môi trường và vai trò của các tổ chức môi trường và xã hội ngoài nhà nước trong cơ chế EPR.
Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo các đơn vị như Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Chi hội nhựa tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Dự án EU – Rethink Plastics, IUCN, GreenHub, Liên minh Không rác Việt Nam và nhóm nghiên cứu e-Policy,…
By: lediemquynh
Comments: 0
Trong khuôn khổ VB4E, IUCN đã phối hợp cùng VQG Cát Bà và Công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm THFC thực hiện dự án Giám sát rạn san hô tại VQG Cát Bà. Trong thời gian từ ngày 26-30/9/2021, hoạt động giám sát lần 1 đã được thực hiện tại 3 khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Cát Bà là Vạn Tà, Giỏ Cùng và Ba Đình.
Mục đích của hoạt động là khảo sát, đánh giá độ phủ rạn san hô và thành phần các loài san hô cứng tại ba điểm nói trên. Khảo sát đợt 1 đã kết thúc với nhiều mẫu san hô cùng dữ liệu hình ảnh được thu thập phục vụ công tác nghiên cứu. Khảo sát đợt 2 sẽ được tiến hành vào tháng 11/2021.
Dựa trên kết quả khảo sát của hai đợt, đội ngũ chuyên gia sẽ bước đầu đưa ra một số gợi ý phục vụ công tác quản lý và bảo tồn rạn san hô tại VQG. Trong những năm tới, hoạt động giám sát sẽ tiếp tục được duy trì để có được kết quả chính xác và đầy đủ, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả rạn san hô tại khu vực.
By: lediemquynh
Comments: 0
Theo số liệu khảo sát mới được thực hiện vào tháng 3/2021 tại 48 siêu thị về hiện trạng túi nilon sử dụng một lần tại Hà Nội do Viện chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường (ISPONRE), Bộ TNMT thực hiện cùng các đối tác, số lượng túi nilon sử dụng một lần tại các siêu thị được khảo sát trung bình khoảng 104.000 túi/ngày, tương đương với 38 triệu túi nilon/năm. Trong đó 46/48 siêu thị đang cung cấp túi nilon miễn phí. Trung bình, mỗi siêu thị tiêu thụ khoảng 1.454 túi nilon mỗi ngày, dao động từ 70 đến 2.800 túi.
Mới đây, ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1316/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2025: Sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh[1].
Với mục đích thúc đẩy truyền thông, giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần tại các chuỗi siêu thị và các nhà bán lẻ và hỗ trợ mục tiêu đề ra trong Quyết định 1316 nói trên, ngày 27/8/2021, Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) phối hợp cùng Viện chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường (ISPONRE), Bộ TNMT tổ chức hội thảo “Triển khai kế hoạch truyền thông giảm rác thải nhựa tại chuỗi các siêu thị và các nhà bán lẻ”. Hội thảo đầu tiên được xây dựng cho chuỗi cửa hàng bán lẻ TH true mart thuộc tập đoàn TH.
TH true mart là một trong số 14 doanh nghiệp ký cam kết tham gia Liên minh chuỗi các siêu thị và nhà bán lẻ giảm sản phẩm nhựa dùng một lần do ISPONRE và Sở Công Thương Hà Nội phối hợp thực hiện. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” do Liên minh châu Âu cùng với Bộ phát triển và Hợp tác kinh tế Liên bang Đức tài trợ. Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp – Expertise France là đơn vị triển khai dự án này tại Việt Nam.
Mục đích chính của hột thảo là nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên TH true mart về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và mối liên hệ đến sức khỏe; cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng túi nilon dùng một lần tại các siêu thị; thảo luận các ý tưởng thúc đẩy kế hoạch truyền thông giảm rác thải nhựa tại TH true mart.
Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của 97 đại biểu bao gồm đại diện của IUCN, ISPONRE, VB4E, Quỹ vì Tầm vóc Việt; nhân viên chuỗi cửa hàng bán lẻ TH true mart; cán bộ tập đoàn TH, trường Đại học Y tế cộng đồng, Mạng lưới một sức khoẻ, Đại học Xây dựng,…
Bên cạnh những nội dung về mối liên hệ giữa ô nhiễm nhựa và sức khỏe, hiện trạng sử dụng túi nylon tại các siêu thị, đại diện IUCN cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và một số thực hành tốt của doanh nghiệp trong việc giảm sử dụng nhựa. Đại diện ISPONRE đã trình bày về chiến lược truyền thông của dự án Suy nghĩ lại về nhựa, từ đó cán bộ nhân viên của TH true mart đưa ra ý tưởng để thực hiện kế hoạch truyền thông tại doanh nghiệp của mình, đồng thời đóng góp cho chiến lược truyền thông của Dự án.
Đại diện TH true mart đã có bài trình bày về các giải pháp giảm rác thải nhựa tại TH true mart đồng thời chia sẻ công ty đã có lộ trình thực hiện chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa tích hợp với chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn TH.
Hội thảo cho thấy nhu cầu từ phía các siêu thị/nhà bán lẻ trong việc nâng cao kiến thức về ô nhiễm rác thải nhựa cho các cán bộ nhân viên giúp họ truyền thông tốt hơn với khách hàng khi thực hiện các chương trình giảm rác thải nhựa. Thông qua đó, khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và hợp tác với các siêu thị khi họ thực hiện các biện pháp giảm sản phẩm nhựa dùng một lần. Ngoài ra, cơ chế vinh danh, khen thưởng cho những doanh nghiệp tiên phong trong phong trào giảm rác thải nhựa cũng cần được triển khai bởi các cơ quan nhà nước như Sở Công Thương và ISPONRE,…
Trong thời gian tới, VB4E sẽ tiếp tục phối hợp với ISPONRE mở rộng hoạt động thúc đẩy truyền thông giảm rác thải nhựa tại một số siêu thị/nhà bán lẻ khác đã cam kết tham gia Liên Minh.
Vui lòng xem báo cáo hội thảo tại đây: LINK
[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-1316-QD-TTg-2021-phe-duyet-De-an-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-chat-thai-nhua-482053.aspx
By: lediemquynh
Comments: 0
Nghiên cứu cho biết, dựa trên kết quả tham vấn hơn 220 doanh nghiệp và phỏng vấn sâu 20 doanh nghiệp cho thấy:
Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy ba rào cản chính hạn chế sự tham gia của doanh nghiệp vào bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm:
Như vậy, lý do mà hầu hết các doanh nghiệp đưa ra là thiếu thông tin về bảo tồn hoặc thông tin không hấp dẫn, tiếp đến là thiếu kinh phí và cuối cùng là thiếu niềm tin. Do đó, cần tăng cường hơn nữa hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học cho khối doanh nghiệp, giúp họ nhận thấy đây là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi cho chính doanh nghiệp, môi trường, cộng đồng và toàn xã hội.
Nghiên cứu này do GreenViet thực hiện thông qua dự án “Quỹ bảo tồn” do EU tài trợ. VB4E hiện đang là đối tác cùng GreenViet và GSI thực hiện Chương trình Tài trợ nhỏ trong dự án này cho các CSO và doanh nghiệp liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://greenviet.org/tin-tuc/cong-bo-nghien-cuu-nen-dau-tien-cho-du-an-quy-bao-ton-thien-nhien-viet-nam/
By: lediemquynh
Comments: 0
GreenViet và GSI đã thông qua dự án do Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ có tên là “Thiết lập quỹ tài trợ cho bảo vệ đa dạng sinh học và bền vững môi trường tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam” đã hợp tác với VB4E để kêu gọi áp dụng các khoản tài trợ nhỏ về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. VB4E sẽ là đối tác của dự án cung cấp kỹ thuật hỗ trợ sàng lọc hồ sơ, giám sát và đánh giá và thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình này.
Đối tượng đủ điều kiện: các tổ chức dựa vào cộng đồng không có đăng ký (nhóm 1) HOẶC các tổ chức phi chính phủ đã đăng ký, các doanh nghiệp tại Việt Nam (nhóm 2).
Kinh phí: 50.000 € (Đây là vòng 1 sẽ được đề xuất vào năm 2021 với tổng kinh phí là 1.325.000.000 VNĐ = 50.000 €). Vòng 2 sẽ được công bố vào năm 2022.
Hạn cuối: 17:00, 01/10/2021 (giờ Việt Nam), gửi đề xuất vào địa chỉ email: [email protected]
Ban điều phối dự án sẽ tổ chức các buổi giải đáp thắc mắc bằng các nền tảng online vào : 15h00 ngày 29/07 và 12/08 (giờ Việt Nam)
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: https://greenviet.org/tin-tuc/moi-nop-de-xuat-ho-tro-tai-chinh-danh-cho-cac-to-chuc-xa-hoi/? fbclid = IwAR1QRnGOb4ITzeH1fIt-sWJgp3-Plv – otdK12wCXvYpAZDoAIr5tYWINHQ
Nếu bạn quan tâm, vui lòng nộp đề xuất hoặc chia sẻ trong mạng lưới của bạn.
By: lediemquynh
Comments: 0
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility – EPR) là một cách tiếp cận chính sách môi trường trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất đối với một sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó.*
Mặc dù, ý tưởng về thực hiện EPR đã được đưa vào Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) từ năm 2005, tuy nhiên kết quả thực hiện còn rất khiêm tốn. Luật BVMT thế hệ thứ 4 được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2020 đã có những thay đổi lớn trong đó quy định về EPR được ghi tại điều 54 (trách nhiệm tái chế chất thải) và điều 55 (trách nhiệm xử lý chất thải).
Dự thảo EPR được áp dụng đối với các 06 loại sản phẩm, bao bì gồm Pin và ắc quy, thiết bị điện tử, dầu nhớt, săm lốp, phương tiện giao thông và các loại bao bì được đưa ra thị trường theo một tỷ lệ và quy cách bắt buộc.
Dự thảo quy định trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) hiện đang được lấy ý kiến tham vấn các bên liên quan. Tính đến tháng 8/2021, đã có rất nhiều hội thảo tham vấn được tổ chức. Nhiều quan điểm và ý kiến trái chiều về dự thảo nghị định đã được nêu ra đặc biệt từ phía doanh nghiệp bởi lẽ khi EPR khi được thi hành sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn đối với cả môi trường, sự vận hành của hoạt động kinh tế và xã hội và ảnh hưởng tới lợi ích của một số ngành. Do dó, việc truyền tải thông tin chính xác, rõ ràng về nội dung EPR và dự thảo nghị định là việc rất cần thiết.
Với mục đích giúp các nhà báo nắm vững thông tin cập nhật về EPR, tạo cầu nối truyền tải, phổ biến thông tin về EPR chính xác và kịp thời nhất tới bạn đọc bao gồm các doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng, ngày 15-16/6/2021, IUCN phối hợp cùng Vụ pháp chế, Bộ TNMT tổ chức hội thảo tập huấn báo chí online về EPR. Tham gia hội thảo tập huấn có sự tham gia của 13 báo, đài, truyền hình như Đài THVN, VOV2, VNExpress, Báo Công Thương, Báo Tuổi trẻ, Báo Xây dựng, Báo TNMT,…
Khảo sát trước và sau tập huấn cho thấy mức độ hiểu biết về EPR của các nhà báo đã tăng lên nhiều: 25% nhà báo không hiểu gì về EPR trước khi tham gia tập huấn giảm xuống còn 0% sau khi tập huấn. 25% nhà báo đánh giá mức độ hiểu biết về EPR ở mức tương đối cao và sau tập huấn con con số này tăng lên 60%. Đây là một sự thay đổi đáng kể về nhận thức của nhà báo đối với một chủ đề mới như EPR.
Phóng viên Lan Phương từ VTV1 chia sẻ “Đây là hội thảo tập huấn đầu tiên về EPR được IUCN tổ chức với sự tham gia của nhiều phóng viên, biên tập các cơ quan Báo, Đài TW; là sự khởi đầu cho rất nhiều hoạt động truyền thông và liên tục về EPR sau này. Tập huấn cũng giúp các phóng viên hiểu được những khái niệm cơ bản, mục tiêu và nội dung mà tới đây EPR được áp dụng như thế nào, những đối tượng liên quan, và cơ chế vận hành,…”.
Tất cả các nhà báo đều đánh giá tập huấn ở mức tốt/rất tốt và cho rằng tập huấn đáp ứng được kỳ vọng của họ cũng như mong muốn tham gia các tập huấn khác trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà báo tham gia cũng đóng góp một số điểm cần được cải thiện để chương trình được hoàn thiện hơn như vấn đề quản lý thời gian, tổ chức thêm thực địa tại các cơ sở tái chế, bổ sung thêm các câu hỏi trắc nghiệm, quiz tránh tình trạng bài dài, gây nhàm chán, phần đánh giá hiểu biết học viên nên khách quan hơn dựa trên các câu hỏi và đáp án từ chuyên gia thay vì tự đánh giá.
Một điểm rất quan trọng được nhấn mạnh tại tập huấn đó chính là báo chí cần đóng vai trò trung lập, khách quan bởi họ là những người đặt viên gạch đầu tiên cho các góc nhìn về EPR. Phương pháp tiếp cận, hướng đi, cách viết bài long-form để thu hút được độc giả cũng được giảng viên Trần Lệ Thùy – Giám đốc MDI hướng dẫn tại buổi tập huấn.
“EPR là một đề tài khó. Viết bài sâu cũng là một thể loại khó đối với nhà báo. Tuy nhiên, khoá tập huấn rất sôi nổi và có nhiều câu hỏi chất lượng cao về nghiệp vụ báo chí. Lớp tập huấn đã xây dựng được một mạng lưới nhà báo có hiểu biết và quan tâm đến EPR, sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giảm rác thải nhựa ở Việt Nam.“ giảng viên Trần Lệ Thùy cho biết thêm.
Dự kiến, sau quá trình tham vấn dự kiến, Dự thảo nghị định quy định về trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) sẽ được trình Chính phủ vào tháng 10/2021. Nếu được thông qua, nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.
Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ dự án Marplasticcs do Sida tài trợ và chương trình đối tác chiến lược giữa IUCN và PROVN.
(*) Liên hợp quốc / Công ước Basel (2019) Dự thảo sửa đổi hướng dẫn thực hành về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Phần II. UNEP/CHW.14/5/Add.1. Thông qua tại Kỳ họp thứ 14 của Hội nghị các bên tham gia của Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc thải bỏ chúng, 29 tháng 4 -10 tháng 5 năm 2019.