By: lediemquynh
Comments: 0
IUCN Việt Nam sẽ giúp INSEE thực hiện các công việc sau:
Nhà máy xi măng Hòn Chông tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang do công ty TNHH xi măng Thụy Sĩ Holcim Viet Nam (HVL) đề xuất với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vào năm 1993. Với vốn đầu tư của IFC là 97 triệu USD, nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1998 với tên gọi Morning Star Cement Ltd. Năm 2017, Công ty Xi măng Siam City của Thái Lan (SCCC) đã mua lại và đổi tên công ty của mình thành INSEE Việt Nam, công ty vẫn là nhà sản xuất xi măng hàng đầu ở miền Nam Việt Nam.
Kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động, HVL và bây giờ là INSEE đã tìm cách cân bằng ba lợi nhuận ròng là tăng trưởng kinh tế, hoạt động môi trường và trách nhiệm xã hội. Điều này bao gồm việc chuẩn bị kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học, mà IUCN đã hoàn thành vào năm 2012. Mục đích của kế hoạch này là xác định các cơ hội để giảm thiểu sự suy thoái của đa dạng sinh học do khai thác đá gây ra và cải thiện môi trường sống và quản lý các loài trong khu vực đó.
Năm 2018, Văn phòng khu vực châu Á của IUCN đã ký Biên bản ghi nhớ 3 năm với Tập đoàn Xi măng Siam City – SCCC (trụ sở của INSEE tại Thái Lan) cho giai đoạn 2018 và 2020. Mục đích nhằm triển khai các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn vùng núi đá vôi có giá trị bảo tồn cao tại các khu vực ở Campuchia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Theo Biên bản ghi nhớ này, IUCN Việt Nam và INSEE Việt Nam đã ký thỏa thuận 2 năm (2019-2020) để hỗ trợ việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học trong việc khai thác đá của công ty và các khu vực lân cận thông qua việc xem xét tiến độ Kế hoạch hành động vì đa dạng sinh học và thực hiện các hoạt động truyền thông.
INSEE Việt Nam tiếp tục thể hiện tham vọng đạt được các mục tiêu NPI về đa dạng sinh học vào năm 2030 bằng cách ký kết thỏa thuận đối tác mới (2021-2023) với IUCN vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Tỉnh Kiên Giang và Long An
2021-2023
INSEE Việt Nam
Cô Thủy Anh Nguyễn | Email: [email protected]
Cán bộ Truyền thông và Tiếp cận cấp cao
Mục đích của dự án là đẩy mạnh tiếng nói và hành động của thanh niên đối với các vấn đề môi trường và tạo ra các thay đổi tích cực về chính sách liên quan đến doanh nghiệp vì một cuộc sống bền vững hơn thông qua 2 giải pháp mang tính chiến lược:
Việt nam – một quốc gia đang phát triển ở châu Á – hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới môi trường như ô nhiễm đất, suy thoái các tài nguyên rừng, mất cân bằng đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và quản lý rác thải rắn. Trong khi đó, Việt Nam lại thiếu các phương tiện thông tin và dữ liệu môi trường đa chiều, chính xác và kịp thời. Chính vì vậy, không có sự liên kết giữa thực trạng môi trường và truyền tải thông tin tới công chúng dẫn tới việc thiếu hiệu quả trong giáo dục và truyền thông cho cộng đồng và các tổ chức liên quan cách bảo tồn tốt nhất cho môi trường xung quanh họ và bảo vệ người dân một cách an toàn. Dựa vào nghiên cứu sơ bộ, các sáng kiến và hành động liên quan tới các vấn đề môi trường đã và đang được tạo ra và phân tán trên các nền tảng trực tuyến, tuy nhiên thông tin này yêu cầu việc chọn lọc một cách có tính hệ thống để truyền thông tới cộng đồng.
Nhiều người trẻ ở Việt Nam chưa từng tham gia vào các cuộc thảo luận về những thách thức môi trường. Một vài nhóm các bạn trẻ đã từng chủ động khích lệ cộng đồng của họ tham gia vào việc đấu tranh bảo vệ môi trường, tuy nhiên, họ chỉ tập hợp theo quán tính những người có chung lý tưởng với họ mà chưa huy động được các bên liên quan khác tham gia. Với khả năng sử dụng công nghệ và tư duy sáng tạo tuổi trẻ, một cuộc đàm thoại qua một kênh mạng xã hội sẽ là cách tuyệt vời để tạo kết nối giữa những người trẻ với cộng đồng. các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp. Trang mạng xã hội này sẽ giúp cho các nhà hoạt động trẻ tuổi ở các vùng nông thôn không bị bỏ ngoài cuộc do sự cách biệt về địa lý để trở thành một phần của cộng đồng phát triển môi trường bền vững. Đặc biệt, đây là chìa khóa cho những bạn trẻ ở nông thôn nói lên tiếng nói hết sức quan trọng của họ, những người có thể đối mặt với các thách thức khắc nghiệt liên quan tới suy thoái môi trường.
Với những lý do trên, rõ ràng là rất cần một dự án để hỗ trợ thanh niên phát triển kênh mạng xã hội để thông báo về các vấn đề về môi trường một cách chính xác và thuyết phục; đẩy mạnh hợp tác và liên kết mạng lưới giữa thanh niên và các bên liên quan khác.
Quỹ Vì Tầm vóc Việt (VSF) đóng vai trò hiệu quả trong việc kết nối giữa các nhà hoạt động trẻ tuổi và các bên liên quan. VSF hiện nay đã xây dựng một dự án có tên gọi “Nâng cao năng lực và kết nối cho sinh viên đại học” – Sáng kiến DynaGen. Hơn nữa, VSF còn là thành viên của Ban điều phối quốc gia thuộc Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam (VB4E) – một nền tảng để đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Kết quả đầu ra: Kênh mạng xã hội thu hút được 200 người trẻ tham gia và đạt mức trung bình 3000 người xem trên mỗi bài đăng; Các bên liên quan như doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động xã hội đã có những cuộc thảo luận mở và trực tiếp với nhóm “Tiếng nói của Thanh niên”: 10 tổ chức truyền thông đã trở thành đối tác của chúng tôi.
Mục tiêu dài hạn: Giới trẻ trở thành những người tạo nên sự thay đổi nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan, cùng với đó là hành động nhằm giải quyết các thách thức về môi trường: Các bên liên quan có những hành động cụ thể và các cam kết dài hạn về giải quyết các vấn đề về môi trường.
Bà Trần Hồng Diệp – Phó Giám đốc
Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF)
Email: [email protected]
SDT: (+84) 24 3823 8008
Website: http://vitamvocviet.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/quyvitamvocviet
Mục đích
Mục đích của quan hệ đối tác này là triển khai thực hiện các tiêu chuẩn phát triển bền vững cho các mỏ đá của INSEE tại Hòn Chông cũng như đưa ra hướng dẫn cải thiện các tác động môi của ngành sản xuất xi măng đối với môi trường.
Cơ sở thực hiện dự án
Tập đoàn xi măng Siam City, được biết tới ở Việt Nam là INSEE, hợp tác với IUCN để bảo tồn đa dạng sinh học xung quanh các khu vực mỏ đá ở Campuchia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Thỏa thuận này là thành quả của quan hệ đối tác 10 năm giữa 2 tổ chức. Từ năm 2008, INSEE và IUCN đã thực hiện nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học đáng chú ý ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu dự án:
Thỏa thuận hợp tác này nhằm:
Kết quả đầu ra
Dự án nhằm mục đích đào tạo và hỗ trợ nông dân ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, và An Giang ở Đồng bằng sông Mê Kông lựa chọn các sinh kế phù hợp về mặt tài chính, ít rủi ro và dựa vào lũ nhằm thay thế phương pháp canh tác lúa 3 vụ không bền vững. Các kết quả sẽ đươc nhân rộng quy mô lên các khu vực thượng lưu của đồng bằng bằng cách lồng ghép dự án vào các kế hoạch mới về sử dụng nước và đất ở cấp tỉnh trong Chiến lược giữ nước cho các tỉnh đồng bằng sông Mê Kông được đề xuất bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và các sáng kiến khác nhằm đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Sự hợp tác giữa IUCN và Coca Cola được bắt đầu từ ý tưởng “Monkey Cheeks” được tài trợ bởi Coca Cola ở Thái Lan, một dự án tập trung cải thiện quản lý tài nguyên nước ở cộng đồng địa phương. Ở Việt Nam, cùng chung ý tưởng nhưng dự án được sửa đổi để hỗ trợ ý tưởng về trữ lũ hay giữ nước đã nhận được sự quan tâm từ các cán bộ cấp cao, coi đây như là một trong những cách để giảm bớt tình trạng hạn hán và lũ lụt cực đoan ở Đồng bằng sông Mê Kông.
Trong những năm gần đây, đồng bằng đã trở nên cực kỳ dễ bị tổn thương với các tác động từ các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ, hạn hán và mực nước biển dâng cao dẫn tới hiện tượng xâm nhập mặn. Tình hình này càng trở nên nghiêm trọng bởi các công trình kiểm soát nước như đê điều cao, kênh rạch và các cửa cống được xây dựng cho các hoạt động thâm canh nông nghiệp không bền vững như trồng lúa 3 vụ.