By: lediemquynh
Comments: 0
Hiện nay, mặc dù người dân đã nhận thức tốt hơn về việc bảo vệ rừng để duy trì nguồn nước và phát triển du lịch, nhiều mảng rừng bị chia cắt cần rất nhiều thời gian để có thể phục hồi tự nhiên. Với sự hỗ trợ của con người, quá trình phục hồi rừng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) và Ngày Môi trường Thế giới (5/6), ngày 21/5, tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và chính quyền huyện Vân Hồ tổ chức Chương trình “Vá rừng trên núi đá”.
Hoạt động trồng rừng được thực hiện tại bản Pa Cốp và bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La – khu vực sinh cảnh chính của loài Vượn đen má trắng cực kỳ nguy cấp vốn đang bị đe dọa về sinh cảnh và nguồn thức ăn do rừng bị suy thoái và phân mảnh. Đây cũng là lần thứ hai chương trình trồng phục hồi rừng được tổ chức tại Vân Hồ, trong kế hoạch dài hạn của PanNature nhằm phục hồi dải rừng tự nhiên tại đây.
Vượn má trắng đen, có tên khoa học là Nomascus leucogenys, là loài cực kỳ nguy cấp trên phạm vị toàn cầu (được liệt kê trong Sách đỏ của IUCN) và chỉ có thể được tìm thấy ở Lào và Việt Nam.
Dự án này đảm bảo giữ được nguồn thức ăn của chúng và bảo tồn đa dạng sinh học. Các hoạt động ý nghĩa đã thực hiện bao gồm: Trồng hơn 5.000 cây xanh, phân tán hơn 9.000 hạt giống trên 10 ha, thu hút hơn 200 thành viên tham gia, bao gồm chính quyền địa phương, thành viên cộng đồng, doanh nghiệp và hiệp hội.
VB4E đang nỗ lực cùng với các đối tác khác để bảo vệ rừng. Bằng cách chung tay và hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn, chúng ta có thể đảm bảo một tương lai tươi sáng hơn cho Vượn má trắng đen và các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác.